Bạn có đang tìm kiếm môi trường làm việc lý tưởng không?
Một môi trường làm việc lý tưởng tạo động lực cho nhân viên nỗ lực và sáng tạo ra các ý tưởng mới, giúp xây dựng và gắn kết quan hệ giữa các đồng nghiệp, từ đó góp phần tạo ra thành công cho các doanh nghiệp.
Có nhiều đặc điểm của một môi trường làm việc lý tưởng, cụ thể là 10 đặc điểm sau đây.
Một môi trường làm việc lý tưởng tạo động lực cho nhân viên nỗ lực và sáng tạo ra các ý tưởng mới, giúp xây dựng và gắn kết quan hệ giữa các đồng nghiệp, từ đó góp phần tạo ra thành công cho các doanh nghiệp.
Có nhiều đặc điểm của một môi trường làm việc lý tưởng, cụ thể là 10 đặc điểm sau đây:
- Cơ sở vật chất tốt
Cơ sở vật chất của một công ty chính là các trang thiết bị văn phòng cần thiết từ bàn, ghế, tủ đựng hồ sơ cho đến máy vi tính, máy in và các trang thiết bị khác cần thiết cho công việc. Có phải bạn cũng đồng ý rằng không một nhân viên nào có thể thoải mái làm việc trong một môi trường thiếu hụt các trang thiết bị hoặc trang thiết bị không đảm bảo chất lượng đúng không?
- Không gian làm việc
Hầu hết mỗi nhân viên sẽ dành toàn bộ thời gian của mình ở văn phòng, vì vậy không gian làm việc chật hẹp, tù túng khiến nhân viên mất đi hứng thú làm việc. Chính vì thế, không gian làm việc thoáng đãng, thoải mái và đẹp đẽ giúp nhân viên cảm thấy thoải mái, vui vẻ làm việc và có hứng thú với công việc nhiều hơn.
- Cơ hội thăng tiến và phát triển bản thân
Nếu một nhân viên thực sự coi trọng công việc của mình và cố gắng làm việc thì họ sẽ rất quan tâm đến chế độ thăng tiến và phát triển bản thân. Việc triển khai các chương trình đào tạo định kỳ giúp nhân viên củng cố kiến thức và kỹ năng chuyên môn giúp họ phát triển bản thân và phấn đấu hơn trong công việc, từ đó cải thiện hiệu suất làm việc và thăng tiến bền vững.
- Văn hóa giao tiếp tốt
Giao tiếp là phương pháp nhanh và hiệu quả nhất để chia sẻ suy nghĩ, đưa ra ý kiến và trao đổi thông tin với nhau. Thông qua giao tiếp nhân viên sẽ hiểu được cách làm việc, suy nghĩ của các nhân viên, đồng thời nắm vững yêu cầu, mục tiêu của cấp trên, công ty. Bên cạnh đó, công ty có văn hóa giao tiếp tốt còn giúp cho các nhân viên cảm thấy ý kiến của mình được cấp trên lắng nghe, tôn trọng và từ đó họ dám phát biểu ý kiến nhiều hơn, phá vỡ rào cản vô hình và thoải mái làm việc hơn.
- Chế độ đãi ngộ tốt
Không một nhân viên nào không quan tâm đến chế độ đãi ngộ, chế độ đãi ngộ và các phúc lợi tốt là một trong những yếu tố hàng đầu giữ chân nhân viên tại công ty. Để nhận và duy trì các chế độ đãi ngộ tốt này nhân viên sẽ cống hiến và tận tâm làm việc nhiều hơn.
- Trao quyển tự chủ cho nhân viên
Nhân viên cũng cần có không gian và cách làm việc riêng cho mình, vì vậy không nhất thiết phải theo sát, quản lý khắt khe và quá chi tiết về quy trình cũng như phương pháp làm việc của họ. Thay vào đó, hãy đặt ra các mục tiêu nhỏ cho từng giai đoạn, tiến trình và để nhân viên tự quyết định và quản lý khối lượng công việc, cách thức làm việc của họ.
- Quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới
Chưa bao giờ mà vấn đề bình đẳng giới được quan tâm và triển khai nhiều như hiện nay. Đối xử công bằng với tất cả nhân viên và dành cho họ sự phát triển như nhau giúp kết nối và gia tăng sự khắng khít giữa các nhân viên với nhau, giảm thiểu sự cạnh tranh và các “mưu hèn kế bẩn” nơi công sở nhằm cải thiện hiệu quả công việc và giữ chân nhân viên giỏi.
- Tinh thần đồng đội cao
Teamwork có lẽ là từ khóa được nhiều người quan tâm khi ứng tuyển vào một công ty nào đó bởi lẽ không một nhân viên nào muốn làm việc với đồng đội thiếu trách nhiệm, tắc trách trong công việc. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp nhân viên cống hiến nhiều hơn và hạn chế nhảy việc bởi vì họ thấy thoải mái và yên tâm về đồng đội của mình
- Tạo sự cân bằng giữa công việc và gia đình
Nhiều công ty không chú trọng vào sự cân bằng giữa công việc và gia đình của nhân viên vì với tâm thế của một người làm chủ ai cũng mong muốn nhân viên dành nhiều thời gian cho công việc, thậm chí vấn đề tan làm đúng giờ cũng là vấn đề được nhân viên và cấp trên mang ra “mổ xẻ” trong suốt thời gian qua trên các diễn đàn mạng xã hội. Tuy nhiên, về lâu dài thì việc mất cân bằng giữa công việc và gia đình sẽ gây ra những áp lực, cảm xúc tiêu cực và thậm chí muốn “chạy trốn” của nhiều nhân viên. Vì vậy, “work – life balance” nên là vấn đề cần được quan tâm của các doanh nghiệp.
- Đồng nghiệp có chuyên môn giúp thúc đẩy phát triển
Trong một môi trường mà đồng nghiệp có kiến thức lẫn kỹ năng chuyên môn đôi khi sẽ khiến bạn cảm thấy áp lực, tuy nhiên chính những áp lực này sẽ giúp bạn học hỏi, trau dồi nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn nhiều hơn từ đó giúp bạn tự tin hơn trong công việc mang đến cơ hội công việc mới tốt hơn.