WeWork Japan

    24.10.24

    Hiện tượng làm việc cầm chừng

    “Quiet Quitting” là một thuật ngữ không còn quá xa lạ đối với cộng đồng người đi làm nói chung và thế hệ GenZ nói riêng. Vậy Quite Quitting là gì? Hãy cùng HANA Asia tìm hiểu bên dưới nhé! Cụm từ “Quiet Quitting” được hiểu là “Âm thầm nghỉ việc” hoặc “Làm việc cầm ... Read more

    “Quiet Quitting” là một thuật ngữ không còn quá xa lạ đối với cộng đồng người đi làm nói chung và thế hệ GenZ nói riêng. Vậy Quite Quitting là gì? Hãy cùng HANA Asia tìm hiểu bên dưới nhé!

    Cụm từ “Quiet Quitting” được hiểu là “Âm thầm nghỉ việc” hoặc “Làm việc cầm chừng”, đây được xem như là một hình thức nghỉ việc trong im lặng, khi nhân viên rơi vào trạng thái chán nản, không còn muốn kết nối với các đồng nghiệp hoặc tham gia các hoạt động của công ty mà chỉ dừng lại ở việc làm đúng và đủ phần việc họ được nhận lương.

    Thực tế, Quiet Quitting là một thực trạng đáng báo động bởi lằn ranh giữa “chỉ làm đủ” và “kém năng suất” là rất mong manh. Chúng ta sẽ không có gì bàn cãi nếu người lao động tự giới hạn công việc của mình nhưng vẫn đảm bảo được tiến độ cũng như là chất lượng công việc. Tuy nhiên, với những nhân viên làm việc trong tình trạng Quiet Quitting thường sẽ mang tâm trạng không vui vẻ, không hài lòng và đôi khi là tiêu cực. Do đó, việc giới hạn công việc theo trào lưu Quiet Quitting sẽ làm giảm năng suất làm việc của người lao động.

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng “Quiet Quitting” phải kể đến như là nhu cầu cân bằng giữa cuộc sống và công việc, áp lực công việc cao nhưng niềm vui lại thấp, mất động lực trong công việc dẫn đến sự mất kết nối hay không được làm việc trong một môi trường không mong muốn. Vậy để chúng ta có thể làm gì để không rơi vào tình trạng Quiet Quitting?

    Trao đổi thẳng thắng với cấp trên: Nếu bạn thấy bản thân đang ở mức báo động trong công việc thì đừng ngần ngại trao đổi với cấp trên nhé. Việc trao đổi một cách trực tiếp và thẳng thắng để tìm ra những phương án xử lý sẽ giúp bạn giải tỏa được những vướng mắc và khó khăn đang gặp một cách nhanh chóng và kịp thời.

    Cân nhắc về chế độ lương thưởng: Lương thưởng cũng là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng người lao động cảm thấy không hài lòng với công việc. Nếu bạn đang rơi vào trường hợp này thì hãy nhìn nhận lại bản thân để biết được mình đã làm được gì và chưa làm được gì cho doanh nghiệp. Từ đó có cơ sở để bạn nêu lên những nguyện vọng và quyền lợi bạn mong muốn được nhận.

    Học cách nói “không” với những việc không quan trọng: Không phỉ lúc nào ôm đồm một lúc nhiều việc mới thể hiện là bạn có tinh thần nhiệt huyết và trách nhiệm với công việc. Bạn hãy chủ động lựa chọn các mục công việc cần làm theo mức độ ưu tiên và khéo léo từ chối những công việc không đem lại lợi ích cụ thể nào thay vì từ chối tất cả công việc không phải của mình.

    Cân nhắc mức độ phù hợp với công việc hiện tại: Bạn thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi, chán nản khi nghĩ đến công việc hiện tại thì có thể đó là dấu hiệu công việc bạn đang làm không còn thực sự phù hợp với bạn nữa. Hãy thử cân nhắc đến việc đổi việc, biết đâu sự thay đổi này giúp bạn tìm lại niềm vui với công việc.

    Trên đây là một vài tips nhỏ mà HANA Asia muốn chia sẻ, hy vọng sẽ mang đến hiệu quả cho bạn đọc.