WeWork Japan

    10.07.24

    Môi trường làm việc tiêu cực có ảnh hưởng như thế nào?

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo rằng các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc có thể gây thiệt hại đến 1.000 tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế toàn cầu. Thật vậy, môi trường làm việc tiêu cực không chỉ ảnh hưởng đến ... Read more

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo rằng các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc có thể gây thiệt hại đến 1.000 tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế toàn cầu. Thật vậy, môi trường làm việc tiêu cực không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của nhân viên mà còn gây ra nhiều tác động tiêu cực đến hiệu suất và chi phí của doanh nghiệp.  Việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững và thành công của công ty.

    Hãy cùng HANA Asia đọc và hiểu thêm về khái niệm “Môi trường làm việc tiêu cực” thông qua bài viết này nhé.

    Môi trường làm việc tiêu cực, thường được gọi là “nơi làm việc độc hại”, một nơi làm việc có nhiều đặc điểm ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe và năng suất của nhân viên. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những môi trường này rất phổ biến và có tác động rất đáng kể đến trải nghiệm và sự gắn bó của nhân viên.

    Vậy, một môi trường độc hại sẽ có những tác động xấu như thế nào?

    1. Tăng căng thẳng và lo lắng: Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), hơn 60% nhân viên cho rằng công việc là một nguồn gây căng thẳng chính đối với họ. Căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến lo lắng và các vấn đề sức khỏe tinh thần khác.
    2. Giảm năng suất: Một nghiên cứu của Gallup cho thấy chỉ có 15% nhân viên trên toàn thế giới cảm thấy gắn bó với công việc của họ tại một môi trường độc hại. Sự thiếu gắn kết này dẫn đến giảm năng suất và hiệu quả công việc
    3. Tỷ lệ nghỉ việc tăng cao: Môi trường làm việc tiêu cực là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đi của nhân viên. Theo nghiên cứu của Work Institute, 22% nhân viên nghỉ việc do văn hóa công ty không lành mạnh và tác động tiêu cực đến họ trong quá trình làm việc.
    4. Tác động tiêu cực đến sức khỏe: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo rằng môi trường làm việc tiêu cực có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim mạch, tăng huyết áp và rối loạn tâm thần.

    Dưới đây là một số giải pháp kiến nghị nhằm giảm thiếu việc hình thành môi trường làm việc độc hại:

    1. Tăng cường nâng cao sức khỏe tinh thần: Cung cấp các nguồn lực sức khỏe tinh thần toàn diện và khuyến khích văn hóa cởi mở, chia sẻ và hỗ trợ để có thể cải thiện đáng kể sức khỏe tinh thần và sự gắn kết của nhân viên tại nơi làm việc.
    2. Thúc đẩy tính minh bạch và công bằng: Đảm bảo giao tiếp minh bạch và đối xử công bằng với tất cả nhân viên nhằm giúp cho việc xây dựng văn hóa làm việc tích cực hơn.
    3. Khuyến khích cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Thực hiện các chính sách thúc đẩy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống lành mạnh, chẳng hạn như phân bổ giờ làm việc linh hoạt và nghỉ ngơi đầy đủ, có thể làm giảm căng thẳng và nâng cao năng suất làm việc chung của tập thể.

    Bằng cách nhận ra và giải quyết các dấu hiệu của một nơi làm việc độc hại, các tổ chức có thể tạo ra môi trường lành mạnh hơn, hiệu quả hơn mang lại lợi ích cho cả nhân viên nói riêng và toàn bộ doanh nghiệp nói chung.